Đã có từ rất lâu đời – Brewing Coffee như “cha đẻ” của các phương pháp pha chế cafe sau này. Hiện nay, nó vẫn được sử dụng phổ biến nhưng còn cách pha chế để có ly brewing coffee thơm ngon như nào hãy tham khảo bài viết sau nhé!
Lịch sử phát triển Brewing Coffee
Mục lục

Khác với kỹ thuật pha cà phê khác, Brewing Coffee có thể nói là phương pháp có chiều dài lịch sử lâu đời nhất. Năm 1908, khi giấy lọc cà phê lần đầu tiên được phát minh ở Đức và dần dần phương pháp sử dụng giấy lọc này được sử dụng phổ biến trên toàn thế giới để phục vụ pha chế cà phê nhỏ giọt.
Ngày nay, phương pháp pha chế cafe nhỏ giọt vẫn tiếp tục được cải tiến và phát triển nhưng mọi người dần hạn chế sử dụng giấy lọc mà thay vào đó là các tấm kim loại được đục lỗ, phễu lọc sứ hoặc lưới rây… Chúng cũng có công dụng để pha chế cà phê nhỏ giọt và lọc bã cà phê nhưng có thể tái sử dụng nhiều lần, giảm chất thải ra môi trường và tiết kiệm chi phí.
Những điều cần lưu ý khi pha chế Brewing Coffee
Cà phê được pha chế bằng phương pháp brewing có hương vị thơm ngát, hơi chua thanh lẫn vị ngọt rất dễ chịu. Đặc biệt, màu nâu đen vốn có của cafe sau khi trải qua quá trình brewing sẽ chuyển sang màu đỏ vô cùng bắt mắt và quyến rũ. Tuy nhiên, để cho ra thành phẩm chất lượng như vậy lại không đơn giản chút nào.
Công cụ pha chế và bộ lọc
Điều thú vị ở phương pháp brewing coffee là dù bạn dùng chung một loại cà phê, nhưng nếu bạn sử dụng bộ lọc và công cụ pha chế khác nhau thì hương vị cà phê cũng sẽ khác nhau.
Đối với bộ công cụ pha chế, vì để có thể tối ưu hóa mọi công dụng hỗ trợ công đoạn cho brewing coffee, với những nguyên tắc hoạt động khác nhau được thiết kế dựa trên 1 trong 6 phương pháp chiết xuất từ bột cà phê cơ bản sẽ bao gồm: ngâm, nấu, tách, lọc nhỏ giọt, lọc chân không và sử dụng áp suất để chiết dẫn.
Còn với bộ dụng cụ lọc. Đây là vật dụng rất quan trọng giúp tách lọc bã cà phê trong quá trình chiết xuất, để thành phẩm cafe cuối cùng có màu sắc đẹp đẽ, giữ được hương vị thơm ngon và không bị vón đục. Bên cạnh đó, cần chú ý đến chất liệu của bộ lọc vì đây cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng thức uống và gián tiếp làm thay đổi hương vị của ly cafe.

Độ mịn của cafe sau khi xay
Giai đoạn xay cà phê là bước ngoặt rất quan trọng của brewing coffee, nó góp phần ảnh hưởng đến sự thành công của quá trình chiết xuất. Ngày nay, hầu hết mọi công đoạn đều được tự động hóa nên nhiều người cũng không còn thật sự chú ý đến việc độ mịn của cà phê đã đạt chuẩn và phù hợp với cách pha chế hay chưa.
Mọi người thường áp dụng chung một công thức cho quá trình xay với tất cả loại hạt cà phê. Trong khi thực tế, cấu trúc của mỗi loại hạt cà phê đều khác nhau và có tính chất riêng. Vì vậy, phải tùy vào từng đặc điểm của loại cà phê mà quyết định thời gian của quá trình xay để cho ra độ mịn của ly brewing coffee hoàn hảo nhất.
Xem thêm: Mẹo chọn cafe hạt rang
Tỷ lệ nước và cafe
Bất kể bạn sử dụng công thức pha chế nào, dù là tìm thấy trên mạng hay có người có kinh nghiệm hướng dẫn, thì điểm giống chắc chắn là luôn yêu cầu phải có tỷ lệ đo lường giữa cà phê và nước trước khi tiến hành chiết xuất brewing coffee.
Có 2 cách để bạn đo lường: đo theo trọng lượng hoặc đo theo thể tích. Hầu hết các cửa hàng/quán cà phê ngày nay đều sử dụng phương thức đo theo trọng lượng cafe vì sẽ cho ra kết quả chính xác và đồng nhất trong mỗi lần pha chế.
Thành phẩm ly cafe brewing coffee được ngon hay không sẽ phụ thuộc vào sự cân bằng giữa độ đậm và quá trình chiết xuất. Vậy nên, bạn cần phải chú trọng làm theo đúng điều kiện tỷ lệ để không làm thay đổi hương vị của cà phê. Tỷ lệ vàng được khuyến khích sử dụng giữa cà phê và nước là dao động trong khoảng 55gram – 60 gram/ml nước.

Điều chỉnh nhiệt độ nước thích hợp
Nhiệt độ nước là một trong những yếu tố hàng đầu, không thể bỏ qua nếu bạn muốn có brewing coffee chất lượng. Thông thường, nhiệt độ nước chuẩn nhất áp dụng 90,5 – 96°C ( tương đương 195 – 205°F). Tuy nhiên, bạn vẫn nên xác định nhiệt độ nước dựa trên loại cà phê được sử dụng và theo khẩu vị người uống.
Giống như độ mịn của cà phê sẽ quyết định trực tiếp đến hương vị của cà phê cuối cùng, nhiệt độ nước cũng vậy. Về cơ bản, nếu nhiệt độ nước càng cao sẽ khiến mức độ chiết xuất cafe càng lớn. Như vậy, nếu chất hạt cà phê bạn sử dụng có vị chua nhiều, nên tăng nhiệt độ nước lên, còn nếu cà phê có vị đắng nhiều hãy sử dụng nước ở nhiệt độ thấp hơn để cân bằng lại hương vị cho ly cafe thành phẩm.
Tạm kết
Brewing Coffee là một phương pháp pha chế cà phê thuần tuý và thủ công nhất nhưng cách pha chế lại không hề dễ chút nào, nhưng qua bài viết trên, USS hy vọng đã mang đến bạn một số lưu ý để giúp bạn cảm thấy việc tạo ra brewing Coffee dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, nếu bạn đang có nhu cầu mua các loại máy rang để phục vụ nhu cầu kinh doanh, có thể tham khảo các các dòng máy rang cafe 5kg, 10kg,… tại USS – Máy rang cafe. Hoặc có thắc mắc, vui lòng liên hệ Hotline: 0941 42 32 00 để được tư vấn!
Bài viết liên quan
Trống rang cà phê và 3 vật liệu phổ biến
Có nhiều khách hàng đặt câu hỏi về lý do tại sao trống rang lại...
Th4
Hậu vị của cà phê có gì khác biệt?
Hậu vị của cà phê, một khía cạnh không thể phớt lờ trong thế giới...
Th3
Cách rang cà phê ngon tại nhà chỉ với 3 bước đơn giản
Cà phê là một trong những thức uống được yêu thích nhất trên thế giới....
Th3
3 phương pháp sơ chế cà phê phổ biến bạn nên biết
Một tách cà phê ngon hảo hạng được bắt nguồn từ những quy trình bài...
Th3
5 Tác hại của cà phê: Lưu ý khi sử dụng để mang lại hiệu quả
Cà phê không chỉ là thức uống yêu thích của hàng triệu người trên khắp...
Th3
6 Lợi ích của cà phê nguyên chất đối với sức khỏe
Thưởng thức cà phê mỗi ngày không chỉ là niềm đam mê của hàng triệu...
Th3