Cà phê đặc sản là gì? Đây có vẻ là thuật ngữ khá mới lạ đối với người tiêu dùng cà phê tại Việt Nam hiện nay. Để hiểu rõ hơn thế nào là cà phê đặc sản, hãy cùng USS tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Nguồn gốc của cà phê đặc sản
Mục lục
Vào năm 1964, Erna Knutsen – Một người phụ nữ gốc Na Uy, đang khám phá lại nguồn gốc cà phê nhập từ những vùng nguyên liệu đặc biệt trên khắp thế giới.
Tờ báo Tea & Coffee Trade Journal đã có cuộc phỏng vấn với bà Erna Knutsen vào năm 1974, khi đó bà đã đưa ra định nghĩa về thuật ngữ Specialty Coffee (Cà phê đặc sản).
Erna Knutsen, người xây dựng nền tảng để ngành cà phê đặc sản được phát triển trong suốt 20 năm kể từ bài phát biểu của bà. Về sau, thuật ngữ này đã tạo nên một làn sóng rất mạnh mẽ cho những người sành cà phê.
Cà phê đặc sản là gì?
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau, tuy nhiên đây được xem là định nghĩa đầy đủ nhất về cà phê đặc sản. “Cà phê đặc sản là sản phẩm cà phê được trồng tại vùng có điều kiện tự nhiên lý tưởng với quy trình chăm sóc, thu hoạch và chế biến đặc biệt nên khi thử nếm có hương vị riêng. Cà phê đặc sản phải đạt từ 80 điểm trở lên theo tiêu chuẩn, quy trình đánh giá của Hiệp hội cà phê đặc sản thế giới (SCA) và Viện chất lượng cà phê thế giới (CQI)”
Cà phê đặc sản được trồng ở các khu vực khác nhau với điều kiện địa lý và khí hậu đặc biệt lý tưởng. Có thể nóng, lạnh, ít mưa hoặc khí hậu ôn hòa. Có thể cao 1400m hoặc thậm chí là trên 2000m so với mực nước biển
Hiện nay, với chất lượng và đẳng cấp của mình, cà phê đặc sản nhanh chóng chiếm được cảm tình của những người sành cà phê. Nhưng điều thú vị hơn cả ở cà phê đặc sản có lẽ không phải là hương vị của nó mà là quy trình sản xuất phức tạp, nhằm đảm bảo kết tinh ra những giọt đắng tinh túy nhất trong từng tách cà phê đặc sản.
Những hạt cà phê để sản xuất cà phê đặc sản đều được chọn lọc vô cùng nghiêm ngặt. Để đảm bảo được điều này, tất cả các công đoạn hái lượm quả cà phê đều phải được làm bằng tay nhằm đảm bảo chỉ có những quả chín đỏ, loại hạt tốt nhất được chọn lựa.
Những yếu tố như khí hậu, địa hình hay thổ nhưỡng cũng được chú trọng không kém, bởi từng vùng canh tác khác nhau sẽ cho ra những hương vị cà phê rất riêng. Giống cà phê để sản xuất cà phê đặc sản rất đa dạng, tuy nhiên, hạt Arabica với hương vị thơm ngon đặc biệt vẫn được ưu tiên sử dụng nhiều hơn cả.
Lợi ích của việc phát triển cà phê đặc sản
Thị trường cà phê đặc sản hiện chiếm chưa tới 1% trên tổng sản lượng cà phê của thế giới. Cà phê đặc sản có tác dụng dẫn dắt và nâng cao chất lượng cho ngành cà phê, ví dụ cà phê đặc sản phải hái trái chín, khắc phục được tình trạng thu mua cà phê xanh tràn lan hiện nay. Hiện tại, các quốc gia dẫn đầu về ngành hàng cà phê như Indonesia, Brazil, Hiệp hội Cà phê đặc sản Châu Phi đều đang đẩy mạnh truyền thông để quảng bá thương hiệu và khai thác phân khúc thị trường cà phê đặc sản.
Vì vậy, việc phát triển cà phê đặc sản Việt Nam sẽ giúp khai thác phân khúc thị trường mới, đa dạng hóa được mặt hàng, góp phần nâng cao chất lượng và giá trị của cà phê Việt. Cà phê đặc sản đã được cấp chỉ dẫn địa lý Buôn Ma Thuột.
Đọc thêm bài viết cùng chuyên mục: Cà phê hữu cơ và những điều có thể bạn chưa biết
Các tiêu chí lựa chọn cà phê đặc sản
Quy trình chọn lọc khắt khe
Từ giai đoạn trồng trọt đến tuyển chọn cà phê đặc sản đều được thực hiện một cách nghiêm ngặt. Những quả cà phê chín mọng đều phải được thu hái thủ công bằng tay. Sau đó được kiểm tra và lọc ra những quả chất lượng trước khi chuyển đến công đoạn tiếp theo.
Giai đoạn này cần tốn khá nhiều nhân công để kiểm tra chất lượng hạt cà phê đầu vào. Chỉ cần có một ít lỗi cũng có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng, hương vị và điểm số của cà phê đặc sản.
Bên cạnh đó, những cây cà phê được trồng đòi hỏi cao về trình độ canh tác, điều kiện tự nhiên và đất trồng trọt.
Giai đoạn trồng cà phê đặc sản
Giai đoạn đầu, phải chọn được loại đất, độ cao và khí hậu phù hợp để canh tác, chăm sóc cây cà phê.
- Đối với giống cà phê Robusta đặc sản, độ cao phù hợp được chọn trồng dao động từ 600-1000m.
- Đối với giống cà phê Arabica đặc sản, độ cao phải trên 1000m thì mới đủ khả năng đáp ứng được tiêu chuẩn.
Các phương pháp chế biến cà phê đặc sản phổ biến
– Phương pháp chế biến ướt: Là phương pháp phổ biến nhất để chế biến cà phê đặc sản. Quả cà phê sau khi được thu hoạch, sẽ đem tách lấy hạt và ngâm trong bể nước để cà phê được lên men, loại bỏ được phần nhớt. Sau đó, hạt cà phê sẽ được đưa qua máng để loại bỏ nhớt một lần nữa trước khi được phơi khô trong khoảng 1 tuần.
– Phương pháp chế biến khô: Thường phổ biến ở Châu Phi hơn, nơi hạn chế về nguồn nước. Quả cà phê sau khi được thu hoạch sẽ đem đi phơi khô khoảng vài tuần, thậm chí có thể lên đến một tháng, Sau khi đã khô, quả cà phê sẽ được xay và tách hạt. Phương pháp này sẽ giúp hạt cà phê hấp thu được hết vị ngọt từ quả và tạo nên hương vị cà phê ngọt ngào, hấp dẫn hơn.
– Phương pháp chế biến mật ong (chế biến bán ướt): Sau khi quả được thu hoạch, phần thịt quả sẽ được loại bỏ và hạt cà phê lúc này vẫn được bọc một lớp nhầy hay còn gọi là lớp mật ong, sẽ mang đi phơi khô. Hạt cà phê sẽ hấp thụ được vị ngọt từ lớp nhầy này.
Sau khi trải qua một trong ba công đoạn chế biến, sản phẩm cà phê sẽ được đem đi kiểm định chất lượng. Chỉ khi vượt qua quá trình kiểm định nghiêm ngặt của SCAA với số điểm tối thiểu là 80 thì sản phẩm cà phê mới được công nhận là Specialty Coffee.
Tổng kết
Qua bài viết này, USS hi vọng những người yêu cà phê sẽ có thêm những hiểu biết quý giá về loại cà phê đặc sản này cùng với những câu chuyện đằng sau thuật ngữ Specialty Coffee. Từ đó, chúng ta càng trân trọng hơn từng ly cà phê đặc sản (Specialty Coffee) – một món quà tinh túy từ thiên nhiên và sức lao động cần mẫn của người nông dân.
Nếu bạn muốn tham khảo về các loại máy rang cà phê bằng gas, máy rang cà phê công nghiệp giá tốt đa dạng công suất từ 5kg, 10kg, 20kg đến các công suất lớn hơn như 30kg, 60kg, 120kg, vui lòng liên hệ Hotline 0941.423.200 để được tư vấn nhanh chóng và chi tiết nhất.
Bài viết liên quan
Top 5 kinh nghiệm mua máy rang cà phê tốt nhất
Máy rang cà phê là một thiết bị quan trọng cho những người yêu thích...
Th9
Gợi ý những loại thức uống giúp tỉnh táo
Uống cà phê giúp bạn tỉnh táo, nhưng lạm dụng uống quá nhiều sẽ gây ra...
Th7
Thời điểm uống cà phê tốt nhất trong ngày
Mỗi người có thói quen sử dụng cà phê vào nhiều khoảng thời gian khác...
Th6
Top 7 thức uống giảm cân hiệu quả và an toàn
Làm thế nào để đạt chuẩn body xinh, thỏa sức khoe dáng? Cùng USS tham...
Th6
Gợi ý 2 mẫu thiết kế quán cà phê vỉa hè mới nhất
Quán cà phê vỉa hè là hình thức kinh doanh có tiềm năng thu được...
Th6
Top 6 thiết kế quán cà phê có diện tích nhỏ
Có thể nói ngày nay việc kinh doanh các cửa tiệm cà phê ngày một...
Th6