Cà phê dừa (hay còn có tên gọi khác là cà phê cốt dừa) là món thức uống đặc biệt của vùng đất Hải Phòng, gây ấn tượng mạnh với các tín đồ yêu thích cà phê. Vị cà phê đăng đắng hòa quyện cùng với vị cốt dừa béo ngậy mang đến hương vị hấp dẫn khó tả. Cùng USS vào bếp trổ tài ngay với cách làm món cà phê dừa đơn giản nhé!
Cà phê dừa là gì?
Mục lục
Cà phê dừa có nguồn gốc từ Hải Phòng. Đây là một thức uống khá độc đáo với sự kết hợp giữa hương thơm, vị đắng của cà phê nguyên chất hoà quyện cùng vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của sữa đặc, uống chung với đá bào hoặc đá viên tạo nên một thức uống thơm ngon, tươi mát vào những ngày hè oi bức.
Những bạn thích mùi hương của cà phê nhưng lại sợ vị đắng và là fan của vị ngọt béo thì cà phê dừa là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn.
Cách pha chế cà phê dừa thơm ngon, hấp dẫn tại nhà
Cà phê dừa có sự kết hợp hài hòa giữa vị béo của dừa cùng vị ngọt của sữa pha cùng vị đậm đà của cà phê tạo ra món thức uống hấp dẫn khó cưỡng. Vì vậy đặc biệt với những ai yêu thích cà phê thì khó lòng từ chối. Thậm chí, bạn có thể bị “ghiền” một khi đã thử qua. Nếu bạn muốn tự tay pha chế và thưởng thức món khoái khẩu này ngay tại nhà thì bạn có thể “bỏ túi” cách làm cà phê dừa dưới đây nhé.
Nguyên liệu pha món cà phê cốt dừa
Để pha thức uống cà phê cốt, bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu sau:
- Bột cà phê nguyên chất: 25g
- Nước cốt dừa: 80ml
- Dừa sấy khô hay các loại mứt sấy, hoa quả sấy,…
- Sữa đặc: 60ml
- Đá viên nhỏ hoặc đá bào.
Ngoài các nguyên liệu trên, bạn cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ như:
- Máy xay sinh tố
- Phin cà phê hoặc máy pha cà phê…
Các bước pha chế món cà phê dừa tại nhà
Bước 1: Pha cà phê
Đầu tiên, bạn cần tiến hành pha cà phê. Nếu bạn có máy pha cà phê thì chỉ cần cho bột cà phê đã xay vào chung với khoảng 30ml nước nóng và nhấn nút là xong.
Tuy nhiên, nếu không có máy pha cà phê bạn cũng có thể dùng phin để pha. Đối với pha cà phê bằng phin, cho khoảng 30ml nước nóng ở khoảng 93 độ C để ủ cà phê. Sau khoảng 1-2 phút cho thêm 50ml nước vào phin và chờ đến khi cà phê chiết xuất xong.
Bước 2: Xay hỗn hợp nước cốt dừa và sữa đặc với đá
Cho các nguyên liệu đã chuẩn bị bao gồm nước cốt dừa và sữa đặc cho vào máy xay sinh tố để trộn đều. Sau đó, cho thêm một ít đá viên hay đá bào và bấm máy xay. Để có thể đánh hỗn hợp trên thành tuyết thì máy xay mà bạn sử dụng phải có công suất cao.
Nên dành nhiều thời gian để xay hỗn hợp nguyên liệu được mịn hơn. Vì nếu hỗn hợp được xay càng mịn sẽ càng dễ đổ ra ly và trông càng đẹp mắt hơn.
Khi thấy hỗn hợp bông lên giống như tuyết và xốp thì bạn có thể dừng công đoạn xay.
Bước 3: Lắc/Đánh cà phê cho sủi bọt
Đổ phần cà phê đã pha trước đó vào bình và lắc thật đều. Ngoài ra bạn cũng có thể dùng dụng cụ đánh chuyên dụng để cà phê sủi bọt. Trong cách pha cà phê dừa thì ở bước này bạn cần lắc thật đều và mạnh tay cho đến khi cà phê sủi bọt dày, mịn, có màu nâu nhạt bên trên là được.
Bước 4: Đổ cà phê vừa tạo bọt vào cốc
Đem phần cà phê đã lắc sủi bọt đổ vào một cốc thủy tinh. Nếu muốn tạo được tính thẩm mỹ và hiệu ứng thị giác cho món cà phê cốt dừa thì bạn nên chọn loại cốc thủy tinh có phần miệng rộng là tốt nhất.
Bước 5: Đổ hỗn hợp nước cốt dừa và sữa vào cà phê
Đổ từ từ hỗn hợp nước cốt dừa cùng sữa đặc và đá đã xay trước đó vào cốc thủy tinh. Khi đổ bạn nên nhẹ nhàng và đều tay để giữ lại phần bọt.
Nếu muốn cốc cà phê dừa thật hấp dẫn và bắt mắt bạn có thể tạo hình thêm phần chóp cốt dừa trên cốc.
Bước 6: Trang trí ly cà phê sữa dừa
Trang trí là công đoạn cuối cùng trong các bước pha chế cà phê dừa. Nó là một phần quyết định đến sức hấp dẫn và đẹp mắt của món thức uống này. Bạn có thể trang trí lên trên ly một ít dừa khô hay mứt hoa quả, tùy theo sở thích của mỗi người.
Lưu ý khi pha chế món cà phê dừa
Cách làm món cà phê dừa rất đơn giản. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý để có thể có được thức uống thơm ngon:
- Mỗi người có khẩu vị khác nhau, vì vậy hãy thoải mái thay đổi lượng nguyên liệu theo ý thích của bạn. Nếu bạn thích vị đắng của cà phê, có thể tăng thêm lượng cà phê lên. Ngược lại, nếu thích uống ngọt, bạn có thể cho thêm sữa đặc.
- Khi trang trí cốc cà phê bạn không nên cho quá nhiều mứt hoa quả hay dừa khô. Điều này không chỉ khiến các thành phần này lấn át hương vị của món chính mà còn làm mất tính thẩm mỹ.
- Nếu máy xay sinh tố của bạn có công suất nhỏ thì nên sử dụng đá bào để có được hiệu quả trộn tốt nhất.
- Không nên cho quá nhiều đá sẽ làm món cà phê dừa loãng đi và mất đi cảm giác sền sệt khi uống. Tuy nhiên, nếu bỏ quá ít đá cũng có thể làm cho thức uống này quá ngọt.
Lời kết
Trên đây là toàn bộ thông tin về cà phê dừa và các bước pha chế tại nhà mà bạn có thể tham khảo. Với 6 bước đơn giản và những lưu ý quan trọng khi thực hiện làm thức uống này, USS tin rằng bạn sẽ có thêm cho mình một lựa chọn hoàn hảo ngay tại nhà với món thức uống thơm ngon này.
Nếu bạn muốn tham khảo các loại máy rang cà phê mini, máy rang cà phê công nghiệp đa dạng công suất, máy rang cà phê bằng gas chất lượng hay có thắc mắc về mua máy rang cafe chất lượng tại TPHCM, đơn vị sản xuất máy rang cafe uy tín vui lòng liên hệ với Máy rang cafe USS.
Bài viết liên quan
Top 5 kinh nghiệm mua máy rang cà phê tốt nhất
Máy rang cà phê là một thiết bị quan trọng cho những người yêu thích...
Th9
Gợi ý những loại thức uống giúp tỉnh táo
Uống cà phê giúp bạn tỉnh táo, nhưng lạm dụng uống quá nhiều sẽ gây ra...
Th7
Thời điểm uống cà phê tốt nhất trong ngày
Mỗi người có thói quen sử dụng cà phê vào nhiều khoảng thời gian khác...
Th6
Top 7 thức uống giảm cân hiệu quả và an toàn
Làm thế nào để đạt chuẩn body xinh, thỏa sức khoe dáng? Cùng USS tham...
Th6
Gợi ý 2 mẫu thiết kế quán cà phê vỉa hè mới nhất
Quán cà phê vỉa hè là hình thức kinh doanh có tiềm năng thu được...
Th6
Top 6 thiết kế quán cà phê có diện tích nhỏ
Có thể nói ngày nay việc kinh doanh các cửa tiệm cà phê ngày một...
Th6