0941 42 32 00

3 cách chữa say cà phê hiệu quả

Bên cạnh mùi hương và vị đắng đặc trưng giúp bạn tỉnh táo, cà phê cũng có thể khiến bạn trở nên thiếu tỉnh táo như say rượu bia. Vì vậy, USS sẽ tìm cách giúp bạn chữa say cà phê để tránh tình trạng bồn chồn, hồi hộp hay mất ngủ.

Say cà phê và biểu hiện

say-ca-phe
Say cà phê và biểu hiện

Tình trạng say cà phê xuất hiện khi bạn nạp một lượng cà phê lớn dẫn đến caffeine trong cơ thể tăng cao. Lượng caffeine được khuyến nghị cho người lớn là 400mg (khoảng 1000ml) cà phê mỗi ngày. Bạn có thể bị say cà phê khi tiêu thụ quá lượng cà phê được khuyến nghị này.

Các triệu chứng của say cà phê có thể khiến bạn cảm thấy khó chịu và mệt mỏi. Các dấu hiệu say cà phê phổ biến như nhức đầu, chóng mặt, hồi hộp, mất ngủ, bồn chồn, tim đập nhanh hay rối loạn,….

Một số người uống cà phê bị say còn trải qua hiện tượng nghe thấy những âm thanh chói tai hay nhìn thấy những quầng sáng trước mắt. Bên cạnh đó, họ còn bị đổ mồ hôi, tiêu chảy. Những ai nạp hơn 10 gram caffeine thì có thể bị suy hô hấp, co giật hay thậm chí là tử vong.

Nguyên nhân của say cà phê

Tại sao caffeine trong cà phê lại khiến chúng ta bị say và gặp những triệu chứng khó chịu? Các nhà khoa học đã đưa ra một số nguyên nhân có thể dẫn đến tình trạng này như sau:

Caffeine làm tim đập nhanh

say-ca-phe
Caffeine làm tim đập nhanh

Khi bạn nạp vào một lượng caffeine thì nhịp tim sẽ tăng lên, từ đó khiến cơ thể sẽ bắt đầu tiết ra nhiều hormone adrenaline hơn. Điều này có thể khiến bạn cảm thấy lo lắng, hưng phấn quá mức hay có bị chóng mặt như say rượu bia.

Vị đắng của cà phê

Một số nhà khoa học cho rằng, vị đắng của cà phê chính là nguyên nhân khiến bạn gặp phải tình trạng say cà phê này. Vị đắng từ lâu đã được gắn liền với những sự nguy hiểm. Vậy nên, cà phê đắng có thể khiến cơ thể phản ứng như khi bạn sắp đối mặt với nguy hiểm.

Yếu tố di truyền

Các nhà khoa học đã nghiên cứu ADN của trên 3000 người uống cà phê. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một số người có biến thể gen có thể làm giảm khả năng tiêu thụ caffeine. Khi họ uống cà phê, lượng caffeine ở lại trong cơ thể họ lâu và tích tụ dần nên dễ gây hiện tượng say cà phê. Những người không có biến thể gen trên, có thể chuyển hóa lượng caffeine nhanh hơn nên khó bị say cà phê.

Làm gì khi bị say cà phê?

say-ca-phe
Làm gì khi bị say cà phê?

Tình trạng say cà phê có thể giảm dần theo thời gian, khi cơ thể bạn tiêu thụ được lượng caffeine đã nạp vào. Tuy nhiên, quá trình tiêu hóa lượng caffeine khá lâu nên bạn vẫn cần biết một số cách để chữa say cà phê. Vậy, khi say cà phê nên làm gì? Bạn có thể thử áp dụng một số cách sau đây nhé!

Uống nước lọc

Say cà phê uống gì? Một trong những cách chữa say cà phê nhanh nhất chính là cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể. Nước giúp cơ thể loại bỏ lượng caffeine nhanh hơn. Nhờ đó, uống nước lọc có thể chữa say cà phê rất hiệu quả. Đây là cách đơn giản mà bạn có thể áp dụng ngay khi có các triệu chứng đầu tiên của say cà phê để giảm cảm giác khó chịu nhé.

Vận động nhẹ

Nếu bạn chưa biết say cà phê nên làm gì? Hãy đứng lên và vận động cơ thể của bạn. Tập thể dục sẽ giúp cơ thể tăng tốc độ trao đổi chất, từ đó sẽ giúp loại bỏ lượng caffeine nhanh hơn. Vậy nên, bạn có thể tập thể dục nhẹ nhàng để giải phóng sự lo lắng, hồi hộp khi bị say cà phê nhé.

Bổ sung kẽm và magie

Các món chứa nhiều kẽm và magie như chuối có thể giúp bạn giảm nhẹ các triệu chứng say cà phê. Vậy nên bạn có thể thử ăn một quả chuối khi bị say cà phê.

Ngoài cách chữa say cà phê bằng chuối, bạn cũng có thể nghỉ ngơi và tập thở đều để giảm nhẹ các triệu chứng. Đồng thời, bạn cũng nên tập cho bản thân thói quen uống cà phê lành mạnh, tránh những tác dụng phụ ngoài mong muốn.

Xem thêm: Tình yêu cà phê – Cà phê đường phố 2022

Bí quyết uống cà phê lành mạnh

say-ca-phe
Bí quyết uống cà phê lành mạnh

Để phòng ngừa các triệu chứng khó chịu của say cà phê cũng như bảo vệ sức khỏe khỏi những tác dụng phụ của caffeine, bạn có thể áp dụng một số cách uống cà phê tốt cho sức khỏe như sau:

Uống cà phê điều độ 

Hiện tượng say cà phê chủ yếu do bạn nạp quá nhiều lượng cafein so với khả năng tiêu hóa của cơ thể. Để tránh tình trạng này, bạn nên giới hạn lại lượng cà phê. Ngoài ra, bạn cũng nên giảm độ đậm đặc của cà phê mà mình uống.

Chỉ nên uống cà phê sau ăn

Nếu uống cà phê bị say, đó có thể là do thời điểm uống của bạn chưa hợp lý. Thói quen uống cà phê và những đồ uống có chứa caffein khi chưa ăn gì không những khiến bạn dễ say hơn mà còn gây ra các tác động tiêu cực đối với sức khỏe. Vì thế, bạn hãy ăn no trước khi dùng cà phê. Tuy nhiên, bạn không nên uống cà phê sau bữa tối vì điều này có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ.

Không uống cà phê cùng với thuốc

Caffeine có thể phản ứng với một số loại thuốc gây ra tình trạng say cà phê, nguy hiểm hơn là ngộ độc. Vì vậy, bạn nên kiêng cà phê nếu đang sử dụng một loại thuốc nào đó. Nếu cảm thấy khó khăn khi phải cai cà phê, bạn có thể đợi khoảng 2 – 3 tiếng sau khi uống thuốc, sau đó mới uống cà phê để an toàn hơn.

Không uống cà phê với rượu bia

Để tránh bị say cà phê, bạn nên chú ý không pha trộn hoặc uống cùng lúc cà phê với rượu bia. Việc uống cà phê chung với rượu bia là không khoa học, vì các chất này khi uống chung với nhau có thể phản ứng và ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe, đặc biệt là hệ tim mạch. Vậy nên, bạn cần tránh uống cà phê sau khi sử dụng rượu bia hoặc ngược lại nhé.

Chọn cà phê nguyên chất

Cà phê nguyên chất là những loại cà phê không pha với bắp, đậu rang hay các phụ phẩm khác. Tuy loại cà phê này có vị hơi nhạt nhưng sẽ tốt cho sức khỏe hơn rất nhiều và hạn chế được tình trạng say cà phê.

Lời kết

Cà phê là một loại thức uống có khả năng gây nghiện bởi hương vị quyến rũ khó cưỡng. Tuy nhiên, tình trạng say cà phê có thể khiến khó chịu hơn. Nếu không thể từ bỏ loại thức uống hấp dẫn này, bạn nên lưu ý các cách chữa say cà phê cũng như các bí quyết uống cà phê lành mạnh nhé.

USS là thương hiệu máy rang cà phê công nghiệp, đa dạng các công suất 05kg, 10kg, 20kg, 30kg, 60kg, 120kg. Nếu có nhu cầu mua máy rang cà phê bằng gas , mua máy rang cafe chất lượng tại TPHCM, vui lòng liên hệ với Máy rang cafe USS – 0941.423.200 để được tư vấn chi tiết nhất.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Contact Me on Zalo